Cà phê là một trong những thức uống quen thuộc của mọi người, đặc biệt là vào buổi sáng. Nó giúp cho người uống luôn tỉnh táo cho một ngày làm việc dài. Tuy nhiên, các nhà học đã chỉ ra rằng, cà phê mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe nếu uống quá nhiều. Hãy cùng panamwf.org chỉ ra các tác hại của cà phê qua bài viết sau đây nhé!
Contents
I. Tác hại của cà phê đến sức khỏe khi sử dụng quá nhiều
Cà phê là món đồ uống được săn đón nhất thế giới, đi kèm rất nhiều lợi ích bất ngờ. Thế nhưng, những tác hại của cà phê đối với sức khỏe đôi khi lại bị xem nhẹ và thậm chí là bỏ qua. Trớ trêu thay, loại đồ uống này chính là con dao hai lưỡi, vừa mang nhiều lợi ích vừa là nguyên nhân dẫn tới hậu quả khôn lường. Sau đây là những tác hại của việc uống cà phê qua nhiều cần lưu ý ngay lập tức:
1. Mất ngủ
Cà phê có thể giúp chúng ta tỉnh táo, nhưng đôi khi chúng lại có tác dụng mạnh hơn khiến người ta cảm thấy bồn chồn và khó chịu vô cùng. Cà phê có tác dụng thúc đẩy hệ thần kinh trung ương, khiến người dùng cảm thấy hoảng sợ, lo lắng. Chứng mất ngủ cũng từ đó mà xuất hiện rõ, điều này chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều cà phê trong ngày.
Trên thực tế, thức uống tao nhã này đang tàn phá giấc ngủ của bạn, ngay cả khi bạn không cảm thấy nó có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, cà phê có thể lưu lại trong cơ thể tới 4-14 tiếng. Điều này có nghĩa là chúng sẽ đánh thức bạn vào nửa đêm và làm giảm thời gian ngủ của bạn.
Để chấm dứt tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn nên tập thói quen uống cà phê vào buổi sáng hoặc trưa và hạn chế tối đa việc uống cà phê vào buổi tối để cà phê không gây ảnh hưởng xấu đến bạn.
2. Tăng nhịp tim và huyết áp
Trong một số trường hợp, cà phê có thể khiến tim đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp. Tình trạng này bắt nguồn từ hiệu ứng kích thích tâm lý gây lo lắng. Đối với người già hoặc những người thể trạng yếu hơn bình thường, huyết áp tăng cao vẫn đủ sức gây ra những hậu quả khó lường và không nên xem nhẹ. Các vấn đề về huyết áp do cà phê gây ra chỉ là tạm thời và sẽ biến mất ngay lập tức khi bạn ngừng tiêu thụ caffein.
3. Đau dạ dày
Bạn không nên uống cà phê vào mỗi buổi sáng khi bụng đói. Theo các nhà nghiên cứu, cà phê chứa nhiều loại hợp chất có tác dụng kích thích các tế bào trong dạ dày tăng tiết axit dạ dày. Uống thuốc dạ dày dạng nhai (không kê đơn) như Tums có thể giúp trung hòa axit dạ dày trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ cà phê là nguyên nhân gây đau dạ dày thì bạn nên xem xét lại thói quen uống nhiều cà phê của mình nhé.
4. Gây căng thẳng
Caffeine có tác dụng kích thích não bộ hiệu quả và tăng nhanh sự tỉnh táo. Ngoài ra, caffein giúp tăng nồng độ adrenaline trong máu, khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng gần như ngay lập tức.
Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều caffeine, cảm xúc của bạn cũng bị ảnh hưởng một phần, dẫn đến lo lắng, cáu kỉnh và căng thẳng bất thường. Đây cũng là một phản ứng phổ biến liên quan đến ngộ độc cà phê.
Tùy theo hàm lượng cafein trên hay dưới ngưỡng quen của cơ thể mà bạn còn gặp phải các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, khó thở…
Uống cà phê đúng cách để tỉnh táo là điều tuyệt vời nhưng nếu bạn đang uống tới mức bị căng thẳng thì thực sự đáng lo ngại.
5. Gây đau đầu
Theo một số nghiên cứu, uống cà phê điều độ có thể giúp giảm đau đầu vì cafein có thể giúp thuốc giảm đau hoạt động tốt hơn. Đây cũng là lý do tại sao bạn thường thấy caffeine trong thành phần của thuốc.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng cà phê thường xuyên ( trung bình 5 tách cà phê mỗi ngày), thì bạn có khả năng bị các cơn đau đầu tấn công thường xuyên. Các nhà nghiên cứu cho rằng các triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi chủ yếu là do tiêu thụ quá nhiều cà phê. Do đó, hãy giảm dần lượng cafein bằng cách hạn chế uống cà phê, thuốc đau đầu, trà, nước có ga và nước tăng lực, cùng những loại khác.
II. Cách uống cà phê đúng cách
Việc uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Để giúp hạn chế được các tác hại do cà phê gây ra, các bạn cần chú ý tới những đặc điểm dưới đây để có được sức khỏe tốt nhất nhé:
1. Thời gian thích hợp để uống cà phê
Thời gian tốt nhất để uống cà phê là khoảng 10 giờ sáng và 3 giờ chiều. Khi cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, caffeine là cần thiết để kích thích nó. Bạn nên uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày? Một ngày bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn 300 mg caffeine. Nếu mỗi tách cà phê chứa khoảng 60-125 mg cafein thì lượng cà phê tiêu thụ tối đa mỗi ngày là 3-4 tách.
2. Uống cà phê với sữa để hấp thụ cafein tốt hơn
Người nghiện cà phê thường thích vị đắng của cà phê. Nhưng cà phê đen cũng có thể gây cảm giác căng thẳng. Trong trường hợp này, có thể thêm sữa và đường để cải thiện hương vị mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Một muỗng cà phê khoảng 5 gam đường sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đồng thời không cản trở tác dụng đốt cháy chất béo của cà phê.
3. Không nên uống cà phê khi đang căng thẳng
Khi bạn căng thẳng, nếu uống cà phê sẽ làm bạn căng thẳng hơn. Caffeine có thể giúp đầu óc bạn tỉnh táo, nhạy bén và có trí nhớ tốt hơn. Nhưng uống cà phê khi căng thẳng cũng có thể làm tăng lo lắng và phản tác dụng. Đối với những người dễ bị mất cân bằng cảm xúc, caffein có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Chẳng hạn như ra mồ hôi tay, tim đập nhanh, ù tai.
III. Kết luận
Một ly cà phê sáng mỗi ngày sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời như đẩy lùi các bệnh và giúp cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, hãy uống một cách chừng mực và đừng quá làm dụng để tránh các tác hại của cà phê đến sức khỏe. Hy vọng bài viết chuyên mục làm đẹp đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhé!